9 chương trình khuyến mại triển khai với hệ thống ABAHA

Nội dung tài liệu cung cấp thông tin các chương trình mà các đối tác của Abaha có thể áp dụng để tăng doanh số bán hàng.

Để tăng doanh thu khi kinh doanh có rất nhiều cách: tăng giá trị đơn hàng, tăng số lượng khách hàng, tăng số lượng đơn hàng, giảm thời gian quyết định mua hàng, giảm thời gian mua lại của khách hàng,… Tương tự vậy, khi nghiên cứu phát triển hệ thống phát triển kinh doanh online, Abaha rất chú trọng việc có thể ứng dụng các tính năng trong hệ thống một cách đơn giản để triển khai các chương trình phục vụ cho quý khách hàng gia tăng doanh thu trong quá trình bán hàng. Xin giới thiệu 9 cách triển khai chương trình khuyến mại trên tới khách hàng trên hệ thống Abaha, bao gồm cả giải pháp và cách triển khai:

I. CHƯƠNG TRÌNH VOUCHER

  1. Giảm giá theo phần trăm trên tổng hóa đơn

    • Thường dùng cho hàng hóa giá trị không cao (thường dưới 100k)

    • Trường hợp: + Sử dụng số % cao nhưng có giới hạn giúp thu hút KH đặt hàng + Đẩy tồn kho cho 1 SKU nhanh chóng

    • Ví dụ: Cơm thố Bách Khoa khao 50% tối đa 25k -> Ở ví dụ này ta có thể thấy là khi KH đọc được title khao 50% trên đơn thì rất là cao, nhưng tuy nhiên sẽ có giới hạn là 25k vậy là chỉ dành cho đơn trị giá cao nhất 50k. -> Nếu KH đặt đơn từ 50k trở lên thì vẫn chỉ giảm 25k, dựa vào đây ta có thể xếp giá tiền của sản phẩm sao cho 1 sản phẩm sẽ thấp hơn 40k và 1 sản phẩm nữa từ 20k trở lên. Như vậy KH phải đặt 1 đơn ít nhất 60k trở lên mới được sử dụng voucher này. -> Cách triển khai: + Tại chương trình voucher chọn loại Giảm giá (%) + Giá trị: 50 + Giảm tối đa: 25,000 + Điều kiện áp dụng tổng giá trí đơn hàng lớn hơn: 50,000 + Chọn áp dụng cho đơn hàng

2. Giảm số tiền cụ thể trên giá trị đơn hàng

  • Đây là loại voucher cơ bản phổ biến nhất cả khi triển khai online hay offline, có thể áp dụng cho mọi trường hợp muốn triển khai chương trình voucher.

  • Ví dụ: Toco Toco khao bạn 25k cho đơn từ 60k -> Cách triển khai: + Tại chương trình voucher chọn loại hình Giảm tiền (VNĐ) + Giá trị: 25,000 + Điều kiện áp dụng tổng giá trí đơn hàng lớn hơn: 60,000 + Chọn áp dụng cho đơn hàng

3. Miễn phí giao vận

  • Voucher cho phép xóa nhòa khoảng cách online và offline, có trở ngại với các đơn hàng giá trị dưới 500k là việc phí giao vận có thể chiếm khoảng từ 5-10% tổng giá trị đơn hàng. Việc đó ảnh hưởng đến quyết định mua hàng của nhiều khách hàng.

  • Khi áp dụng voucher này giúp cho việc quyết định mua hàng của khách hàng diễn ra nhanh hơn, khiến số đơn về hệ thống cao hơn trong 1 thời điểm áp dụng. Đồng thời bản thân cửa hàng có thể lọc đơn theo vị trí địa lý để giảm phí vận chuyển cho đơn hàng.

  • Nên triển khai với số lượng có hạn hoặc là trong 1 khoảng thời gian ngắn ở tương lai (dài nhất 3 ngày)

  • Ví dụ: Từ 20.05 đến 22.05 miễn phí phí vận chuyển toàn bộ đơn hàng -> Cách triển khai: + Tại chương trình voucher chọn loại hình Miễn phí Ship + Điều kiện áp dụng tổng giá trí đơn hàng lớn hơn: 1 + Chọn áp dụng cho đơn hàng.

4. Tặng sản phẩm khi mua hàng

  • Voucher tặng sản phẩm đi kèm để push sale cho đơn hàng. Có thể áp dụng 1 số chương trình sau: + Sử dụng sản phẩm kèm theo để push sale cho 1 loại sản phẩm khác. + Sử dụng sản phẩm đang muốn đẩy tồn kho tặng kèm với 1 sản phẩm khác. + Sử dụng 1 sản phẩm đặc biệt tặng kèm khi đạt đến giá trị đơn hàng nhất định.

  • Ví dụ: Tặng áo thun trị giá 300k cho đơn hàng từ 500k -> Cách triển khai: + Tại chương trình voucher chọn loại Tặng sản phẩm + Chọn sản phẩm áo thun + Điều kiện áp dụng tổng giá trí đơn hàng lớn hơn: 500,000 + Chọn áp dụng cho đơn hàng.

5. Chương trình voucher ẩn

  • Chương trình voucher ẩn là các chương trình voucher được tạo ra và để trạng thái là ẩn với các user.

  • Các trường hợp áp dụng cho chương trình này: + Tặng cho user đặc biệt (người quen, đối tác) + Sử dụng khi cửa hàng muốn xin lỗi user + Chỉ áp dụng cho nhóm khách hàng đặc biệt + Trong thiệp mời dự sự kiện offline + Voucher dành cho mua trực tiếp tại cửa hàng

  • Cách triển khai: Tại chương trình voucher khi tạo ở trạng thái hiển thị chọn Ẩn

  • Ví dụ: Voucher trị giá 500.000 dành cho khách hàng hạng vàng khi mua hàng cho đơn 3 triệu đồng -> Cách triển khai: + Tạo voucher với nội dung trên và cho ẩn đi + Vào module Thông báo>>Kịch bản thông báo tạo thông báo mới + Tên thông báo là tên Voucher + Nội dung thông báo là Nhập mã ABAHA500 để nhận voucher trị giá 500k + Tại điều kiện lọc chọn phân hạng khách hàng: Hạng vàng

6. Chương trình voucher kết hợp với đối tác

  • Đó là chương trình voucher kết hợp với đối tác để phát huy việc phát triển của cả 2 theo win-win.

  • Ví dụ: Tham dự sự kiện tối 1.6 tại ViettinBank Hoàng Quốc Việt để nhận voucher trị giá 1 triệu đồng khi mua hàng tại Inochi -> Cách triển khai: + Tạo chương trình voucher trị giá 1 triệu đồng tại trang web admin (giống chương trình giảm số tiền cụ thể trên đơn hàng) + Tạo thông báo trên app cho user về sự kiện bằng tính năng thông báo đẩy + Sau khi sự kiện kết thúc đối soát giữa 2 bên bằng báo cáo số voucher đã được sử dụng bằng việc xuất excel file báo cáo sử dụng voucher.

II. CHƯƠNG TRÌNH KHUYẾN MẠI

  • Chương trình khuyến mại giúp giảm giá bán sản phẩm áp dụng cho cả cửa hàng hoặc 1 danh mục sản phẩm hay nhóm sản phẩm.

  • Thường dùng trong các dịp sự kiện chung của khu vực, đặc biệt là các ngày lễ cần có các hoạt động tặng quà cho nhau như: quốc tế phụ nữ, valentine, tết thiếu nhi, noel, …

  • Có thể dụng với các sự kiện của cửa hàng như sự kiện khai trương chi nhánh mới.

  • Với các mô hình kinh doanh theo mùa vụ như thời trang, thực phẩm có thể sử dụng để đẩy tồn kho cho các dòng sản phẩm cũ để thế chỗ cho các sản phẩm mới.

  • Một chương trình khuyến mại thường được thông báo trước khoảng 1 tuần và áp dụng từ 2-3 ngày theo sự kiện, thậm chí với các dịp lễ to như Tết, noel có thể áp dụng đến 1 tuần.

  • Các chương trình khuyến mại có thể triển khai:

  1. Theo phần trăm

  • Giảm phần trăm giá bán sản phẩm. Ví dụ: Nhân dịp khai trương cửa hàng thứ 10 của hệ thống, giảm 10% toàn bộ sản phẩm của toàn hệ thống từ ngày 20-25 tháng 5 năm 2022. -> Cách triển khai: + Chọn loại khuyến mãi: Theo phần trăm + Giá trị khuyến mãi: 10 + Áp dụng với: Toàn bộ sản phẩm + Thời gian bắt đầu: 2022-05-20 00:00 + Thời gian kết thúc: 2022-05-25 23:59

2. Theo số tiền

  • Giảm số tiền cụ thể trên giá bán sản phẩm khi mua hàng

  • Chương trình này thường được áp dụng cho từng sản phẩm cụ thể khi kết hợp với chương trình theo phần trăm ở trên để tạo ra các sản phẩm được giảm sâu.

  • Ví dụ: Chương trình khuyến mại đón Noel 2022, toàn bộ hệ thống giảm 20%-50% -> Cách triển khai: + Tạo chương trình giảm 20% cho toàn bộ sản phẩm + Tạo chương trình giảm tiền cho 1 số sản phẩm muốn đẩy tồn kho hoặc bestseller để thu hút khách hàng tham gia mua sắm + Chọn loại khuyến mại: Theo số tiền + Giá trị khuyến mại: 30,000 + Áp dụng với: Sản phẩm + Chọn các sản phẩm muốn áp dụng trên hệ thống

3. Đồng giá

  • Chương trình khuyến mại áp dụng cho 1 nhóm các sản phẩm với giá bán bằng nhau.

  • Chương trình sử dụng cho việc đẩy tồn kho khi đưa các sản phẩm với mức giá bằng nhau hoặc gần bằng nhau vào chung nhóm sản phẩm.

  • Hoặc có thể giúp cho đẩy được nhanh sản phẩm giá trị cao hơn mức đồng giá hoặc là bán sản phẩm với giá cao hơn đối với sản phẩm có giá trị thấp hơn mức đồng giá.

  • Ví dụ: Đồng giá 200k -> Cách triển khai: + Tạo nhóm sản phẩm có tên là Đồng giá 200k và đưa các sản phẩm muốn bán với mức giá 200k vào nhóm + Loại khuyến mại: Đồng giá + Giá trị khuyến mại: 200,000 + Áp dụng với Nhóm sản phẩm + Chọn nhóm sản phẩm Đồng giá 200k vừa tạo

III. MUA CÀNG NHIỀU GIẢM CÀNG SÂU

  • Khi mua đến số lượng hàng quy định thì được hưởng thêm chiết khấu.

  • Giúp bán nhiều hàng hơn với giá trị đơn hàng cao hơn mặc dù lãi trên từng sản phẩm giảm.

  • Ví dụ: Mua 10 sản phẩm giảm 5%, mua 20 sản phẩm giảm 10%, mua 30 sản phẩm giảm 15% cho sản phẩm áo thun trị giá 300k khi mua lẻ -> Cách triển khai: + Vào module sản phẩm>>Quản lý sản phẩm>>Chọn sản phẩm áo thun>>Chọn combo số lượng

+ Cấu hình mua combo mua 10 sản phẩm giảm 5%, mua 20 sản phẩm giảm 10%, mua 30 sản phẩm giảm 15%

-> Với đơn hàng có số lượng 30 sản phẩm, mặc dù giá bán của 1 sản phẩm bị giảm đi tận 45k/sản phẩm, nhưng giá trị đơn hàng đã lên đến 7,650,000đ. Vừa đẩy được tồn, vừa nâng được doanh thu của cửa hàng.

IV. CHƯƠNG TRÌNH GIỚI THIỆU NGƯỜI DÙNG MỚI

  • Khi user giới thiệu user, cửa hàng sẽ dành tặng cho các user đó 1 phần thưởng coi như lời cảm ơn. Chương trình này trong thực tế gặp rất nhiều trong mua bán hàng ngày.

  • Mỗi user trong hệ thống mặc định có mã giới thiệu là chính SĐT của user đó.

  • Hệ thống Abaha hiện có 2 loại thưởng dành cho các chương trình giới thiệu: + Điểm: Điểm được sử dụng như tiền để giảm số tiền phải trả, để đổi voucher + Voucher: Phiếu mua hàng với nhiều ưu đãi cho user

  • Với phần thưởng được tặng, sẽ sinh ra 1 hiệu ứng tâm lý gọi là Hiệu ứng tâm lý tiếc nuối. Tâm lý này gắn với cảm xúc trong các hoạt động về giao dịch. Giúp cho user ra quyết định mua hàng sớm hơn. Đặc biệt là đối với phần thưởng là voucher, vì voucher có hạn sử dụng.

  • Nên ưu tiên phần thưởng là voucher, vì voucher có hạn sử dụng và chỉ có giá trị khi được sử dụng.

  • Sử dụng các chương trình này trong Cấu hình chung của module Cửa hàng. Hiện có thể sử dụng được 4 chương trình:

1.Tặng thưởng nhập mã giới thiệu thành công - Khi đăng ký, khách hàng sẽ nhập mã giới thiệu (thường là số điện thoại) của người giới thiệu. Chính sách thưởng voucher/điểm để khuyến khích khách nhập mã.

2.Tặng thưởng đăng ký thành công - Chương trình này được sử dụng khi hệ thống muốn gia tăng nhanh lượt user sử dụng app.

3.Tặng thưởng cho người giới thiệu ngay khi người được giới thiệu nhập mã - Tặng thưởng ngay sau khi được nhập mã, không kèm điều kiện gì. Dùng khuyến khích chia sẻ nhanh. Thường tặng thưởng không nhiều, tránh khách hàng gian lận/cheat.

4.Tặng thưởng cho Người giới thiệu sau khi người được giới thiệu hoàn thành đơn hàng đầu tiên

V. GIẢM GIÁ TRÊN TỪNG SẢN PHẨM

  • Mỗi sản phẩm sẽ có giá nhập và lợi nhuận khác nhau, vì vậy nên có mức giảm giá cho từng loại sản phẩm, không áp dụng giảm giá chung cho toàn bộ sản phẩm.

  • Có 2 cách:

Cách 1: Sửa giá bán từng sản phẩm: Sửa giá bán tại Danh sách sản phẩm

Cách 2: Sửa giá theo tính năng bảng giá tại module Sản phẩm

VI. TÍCH ĐIỂM KHI MUA HÀNG

  • Tích điểm hay cashback là chức năng cho phép user khi đặt hàng được hồi lại 1 số tiền nhất định được quy đổi ra điểm.

  • Điểm này có thể sử dụng như tiền để trả cho đơn hàng hoặc sử dụng để đổi voucher khi thanh toán

  • Hệ thống Abaha có 2 cách tích điểm:

Cách 1: Tích điểm theo giá trị đơn hàng tại Quản lý ví điểm trong module Cửa hàng. 1 hệ thống có thể sử dụng nhiều ví điểm.

Cách 2: Tích điểm theo sản phẩm: Áp dụng mức tích điểm khác nhau theo từng sản phẩm bằng tính năng Hoa hồng và tích điểm tại module Sản phẩm

VII. PHÂN HẠNG KHÁCH HÀNG

  • Mỗi hệ thống sẽ có nhiều phân hàng khách hàng tương ứng với các ưu đãi áp dụng riêng nâng cao trải nghiệm của user. Đây là 1 trong những chức năng MUST HAVE của bộ giải pháp Loyalty, cũng như là 1 trong những giải pháp giúp cho hệ thống cửa hàng Starbuck phát triển mạnh mẽ về doanh thu.

  • Điểm phân hạng là điểm tích lũy, sẽ được tích lũy theo giá trị đơn hàng.

  • Phân hạng khách hàng cơ bản theo hệ thống: + Đối với hệ thống bán lẻ: Lựa chọn phân hạng khách hàng theo tên kim loại (đồng, bạc, vàng, bạch kim, kim cương) giúp thúc đẩy việc mua hàng trong hệ thống cũng như việc phân loại khách hàng để cửa hàng có thể chăm sóc tốt hơn. + Đối với hệ thống bán sỉ: Lựa chọn phân hạng khách hàng theo hệ thống (Nhà phân phối, đại lý cấp 1, đại lý cấp 2, …)

  • Có 3 cách để phân user theo phân hạng khách hàng: + Tích lũy điểm + Admin sắp xếp vào phân hạng tương ứng + Theo mã giới thiệu đối với mô hình GT

  • Ưu đãi áp dụng cho phân hạng khách hàng: + Giảm điểm quy đổi voucher: thường áp dụng cho hệ thống bán lẻ + Áp dụng bảng giá: thường áp dụng cho hệ thống bán buôn. Mỗi bảng giá áp dụng cho 1 phân hạng khách hàng. -> Cách triển khai: Tạo bảng giá cho từng phân hạng. Vào Cài đặt phân hạng tại module Khách hàng để gắn bảng giá áp dụng cho phân hạng tương ứng.

VIII. BẢNG GIÁ THEO ĐIỂM BÁN

  • Mỗi điểm bán có sức bán, tệp khách hàng có thói quen khác nhau, thậm chí giá nhập sản phẩm cũng khác nhau vì vậy có thể thay đổi giá bán sản phẩm tại các khu vực khác nhau.

  • Khi một điểm bán có sự kiện khai trương cũng có thể áp dụng bảng giá khuyến mại riêng cho với các điểm bán khác trong hệ thống chuỗi.

  • Cách triển khai gắn bảng giá khai trương cho cửa hàng mới: + Tạo bảng giá khai trương + Gắn bảng giá với chi nhánh mới khai trương trong điểm bán offline

IX. BẢNG GIÁ THEO SỰ KIỆN

  • Bảng giá áp dụng cho các sự kiện trong năm (tết âm, tết dương, ngày quốc tế phụ nữ, valentine, nghỉ lể, cuối tuần, …)

  • Có thể áp dụng cho toàn hệ thống, phân hạng khách hàng, theo từng cửa hàng.

  • Ví dụ: Áp dụng bảng giá ngày Tết cho toàn hệ thống từ 26 tết đến 30 tết âm lịch -> Cách triển khai: + Tạo bảng giá áp dụng cho Tết âm lịch + Vào module cửa hàng>>Sửa thông tin cửa hàng>>Áp dụng bảng giá Tết âm lịch cho cửa hàng

Last updated