Hướng dẫn sử dụng Firebase Analytics

A. Tìm hiểu về Firebase Analytics (GA) và các bước tích hợp trong Firebase.

I. Firebase Analytics (FA).

Firebase Analytics là một giải pháp của Google, dùng trong ứng dụng thay cho Google Analytics, đo lường ứng dụng miễn phí cung cấp cái nhìn sâu sắc về việc sử dụng ứng dụng và thao tác của người dùng đối với ứng dụng.

Trung tâm của Firebase là Firebase Analytics, một giải pháp phân tích miễn phí và không giới hạn.

Báo cáo phân tích giúp chúng ta hiểu rõ các hành vi của người dùng khi sử dụng ứng dụng của chúng ta, điều này cho phép chúng ta có thể đưa ra những quyết định sáng suốt liên quan đến tiếp thị (marketing) ứng dụng và tối ưu hóa hiệu suất (performance optimizations).

II. Firebase Analytics làm việc như thế nào?

Firebase Analytics giúp chúng ta hiểu cách mà người dùng sử dụng ứng dụng web, iOS hoặc Android của mình.

Khi ứng dụng của chúng ta được tích hợp FA thì FA sẽ tự động nắm bắt một số sự kiện và thuộc tính người dùng và cũng cho phép chúng ta xác định các sự kiện tùy chỉnh của riêng mình để đo lường những business riêng tương ứng với ứng dụng của chúng ta.

Khi dữ liệu được ghi lại, nó có sẵn trong bảng điều khiển (dashboard) thông qua bảng điều khiển Firebase. Bảng điều khiển này cung cấp thông tin chi tiết về dữ liệu của chúng ta - từ dữ liệu tóm tắt như số người dùng hoạt động và nhân khẩu học (Demographic là khái niệm quen thuộc trong Marketing để chỉ một trong những cách phân khúc thị trường, xác định khách hàng tiềm năng của doanh nghiệp), đến dữ liệu chi tiết hơn như xác định các mặt hàng được mua nhiều nhất của ứng dụng bán hàng online.

Analytics cũng tích hợp với một số tính năng khác của Firebase. Ví dụ: nó tự động ghi nhật ký các sự kiện tương ứng với tin nhắn thông báo được gửi qua trình soạn thảo thông báo và cung cấp báo cáo về tác động của từng chiến dịch (trong marketing).

Analytics giúp chúng ta hiểu hành vi của người dùng là như thế nào, từ đó chúng ta có thể đưa ra quyết định sáng suốt về cách tiếp thị (marketing) ứng dụng của mình. Xem hiệu suất của các chiến dịch của bạn trên các kênh organic (nguồn khách hàng tiếp cận tự nhiên trong marketing) và trả phí để hiểu phương pháp nào hiệu quả nhất trong việc hướng đến người dùng có giá trị cao.

B. Các tính năng của Firebase Analytics

I. Dashboard:

1.Một số khái niệm

Dashboard là bảng điều khiển giúp chúng ta có một cái nhìn tổng thể về ứng dụng qua các số liệu thống kê, biểu đồ, bảng biểu,...

Ví dụ: Số người hoạt động trong 30 phút trước (so với thời điểm hiện tại), số người thao tác với các màn hình tương ứng nào (% tương ứng từng màn hình, thời gian trung bình), số lượng Users theo từng quốc gia,...

Data Dashboard là một loại của giao diện đồ họa người dùng (Graphical user interface); có thể hiểu Dashboard là báo cáo tiến độ dưới dạng trực quan hóa dữ liệu (Data visualization) bằng cách kết nối với các nguồn dữ liệu, các loại tệp (bao gồm cả tệp đính kèm), các dịch vụ và API sau đó hiển thị tất cả dữ liệu này dưới dạng bảng biểu, đồ thị.

Nhóm chỉ số thống kê số lượng Users theo thời gian, phiên bản App

  • User activity over time : Số liệu về số khách hàng đã truy cập vào app và web theo ngày, tuần và tháng

  • Users in last 30 minutes : Số lượng khách hàng đang sử dụng trong 30p vừa qua.

  • Users by App version: Số lượng khách hàng đang sử dụng theo từng bản cập nhật của app.

Nhóm chỉ số thời gian tương tác của Users trên App và Web

  • Average engagement time : Thời gian tương tác trung bình của 1 khách hàng khi sử dụng app hoặc web.

  • Engaged session per user : Số lần tương tác trung bình của khách hàng trong mỗi phiên sử dụng.

  • Average engagement time per session : Thời gian tương tác trung bình của khách hàng trong mỗi phiên sử dụng

Một số nhóm chỉ số khác

  • User retention by cohort : Cohort Analysis (Phân tích tổ hợp) là một kỹ thuật phân tích trong Marketing tập trung vào việc phân tích hành vi của một nhóm người dùng / khách hàng có chung một đặc điểm trong một khoảng thời gian nhất định, từ đó khám phá những hiểu biết sâu sắc về trải nghiệm của những khách hàng để cải thiện những trải nghiệm đó. Đây là chỉ số thể hiện phần trăm giữ chân người dùng theo thời gian.

  • User by country : Thống kê số lượng Users theo từng khu vực (country)

  • App stability overview: Số lượng Users gặp lỗi khi sử dụng ứng dụng trên 2 hệ điều hành IOS và Android.

  • Views by Page title and screen class : Tổng lượt xem của khách hàng theo từng tiều đề page hay các bài viết

2. Mục đích sử dụng của Data Dashboard:

  • Dashboard cho phép ta thấy được bức tranh doanh nghiệp một cách nhanh chóng & toàn diện nhất.

  • Cung cấp cái nhìn sâu sắc về dữ liệu, giúp giám sát thời gian thực của nhiều bộ phận khác nhau như Marketing, Sale; và giúp tổ chức cải tiến năng suất của doanh nghiệp.

  • Xây dựng môt hệ thống data dashboard dành riêng cho doanh nghiệp của bạn.

II. Realtime Database

Firebase lưu trữ cơ sở dữ liệu (database) và thực hiện đồng bộ dữ liệu tới tất cả các khách hàng (client) theo thời gian thực. Firebase sẽ tự động cập nhật mỗi khi dữ liệu trong cơ sở dữ liệu được thêm mới hoặc sửa đổi..Từ đó chúng ta có thể dễ dàng theo dõi được khách hàng đang sử dụng App hay Web để đưa ra những chiến lược kinh doanh, Marketing phù hợp.

III. Events:

Event là những thay đổi phát sinh trên ứng dụng như login, logout, tạo đơn hàng, hủy đơn hàng hoặc là những sự kiện riêng chương trình của doanh nghiệp.

Analytics tích hợp trên các tính năng của Firebase và cung cấp cho chúng ta báo cáo không giới hạn cho tối đa 500 Event riêng biệt mà chúng ta có thể xác định, định nghĩa bằng cách sử dụng SDK của Firebase.

Khi đã tích hợp với Firebase, tất cả các Event được tự động lấy ( có thể cấu hình trong analytics để bỏ bớt các Event ) như là page_view (screen_view đối với IOS hoặc android), session_start, first_visit (fist_open đối với IOS hoặc android), … Event được chính chúng ta định nghĩa để phù hợp với business của ứng dụng.

Ví dụ có 1 ứng dụng thương mại điện tử, chúng ta muốn thống kê số lượng hàng được đặt, số lượng đơn hàng được tạo, số lượng đơn hàng đặt thành công .. thì sẽ có các event tương ứng là request_order, create_order, create_order_successfullly.

STTEvent (Sự kiện)Điều kiện

1

người dùng thấy một quảng cáo xuất hiện (chỉ dành cho ứng dụng)

2

người dùng nhận được tiền ảo (xu, ngọc, thẻ, v.v.)

3

người dùng tham gia một nhóm để đo lường mức độ phổ biến của từng nhóm

4

người dùng đăng nhập

5

người dùng hoàn tất một giao dịch mua hàng

6

người dùng nhận tiền hoàn lại

7

người dùng tìm nội dung

8

người dùng chọn nội dung

9

người dùng chia sẻ nội dung

10

người dùng đăng ký để đo lường mức độ phổ biến của từng phương thức đăng ký

11

người dùng tiêu tiền ảo (xu, ngọc, vé, v.v.)

12

người dùng bắt đầu xem phần hướng dẫn

13

người dùng xem xong phần hướng dẫn

14

người dùng gửi thông tin thanh toán

15

người dùng gửi thông tin vận chuyển

16

người dùng thêm mặt hàng vào giỏ hàng

17

người dùng thêm mặt hàng vào danh sách yêu thích

18

người dùng bắt đầu thanh toán

19

người dùng gửi một biểu mẫu hoặc yêu cầu cung cấp thông tin

20

người dùng hoàn tất một giao dịch mua hàng

21

người dùng nhận tiền hoàn lại

22

người dùng loại bỏ mặt hàng khỏi giỏ hàng

23

người dùng chọn một mặt hàng trong danh sách

24

người dùng chọn một chương trình khuyến mãi

25

người dùng xem giỏ hàng

26

người dùng xem một mặt hàng

27

người dùng xem danh sách mặt hàng/dịch vụ

28

người dùng xem chương trình khuyến mãi

29

người dùng nhận được tiền ảo (xu, ngọc, thẻ, v.v.)

30

người dùng tham gia một nhóm để đo lường mức độ phổ biến của từng nhóm

31

người dùng hoàn thành một cấp độ trong trò chơi

32

người dùng bắt đầu một cấp độ mới trong trò chơi

33

người dùng lên cấp trong trò chơi

34

người dùng đăng điểm số của họ

35

người dùng chọn nội dung

36

người dùng tiêu tiền ảo (xu, ngọc, vé, v.v.)

37

người dùng bắt đầu xem phần hướng dẫn

38

người dùng xem xong phần hướng dẫn

39

người dùng đạt được thành tích

IV. Audiences:

Audiences sẽ giúp chúng ta phần chia nhỏ từng phân khúc người dùng và xem các thông tin chỉ nằm trong phần khúc người dùng đó.

Ví dụ như là phân vùng người dùng chỉ dùng website, hoặc smartphone, .... Ví dụ ở hinh trên sẽ là phân khúc người dùng mà đã trả tiền để mua hàng chẳng hạn.

V. Funnels:

Đây là một tính năng khá thú vị và hữu ích. Funnels mang lại cho chúng ta một cái nhìn rõ nét, cụ thể về 1 quá trình phục vụ cho 1 business nào đó. Như ở hình trên chúng ta có 1 quá trình bất đầu từ lúc người dùng vào App cho đến khi người dùng trả tiền để mua 1 sản phẩm nào đó. Từ đó chúng ta sẽ biết được con số rõ ràng để đưa ra phương án marketing tiếp theo.

Last updated